Phương Pháp Montessori

Giáo dục Montessori là một phương pháp tiếp cận theo chủ đề đa ngành. Nó cung cấp cho trẻ cơ hội khám phá các tương tác năng động tồn tại giữa vũ trụ vật chất, thế giới tự nhiên và trải nghiệm của con người.

Trong phương pháp Montessori, trẻ em được khuyến khích khám phá môi trường của chúng theo tốc độ của riêng chúng, với cơ hội quản lý các thách thức bằng cách sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề của chính chúng, được giáo viên hướng dẫn khi cần thiết.

Với sự tự do và hỗ trợ để đặt câu hỏi, thăm dò sâu sắc và kết nối, học sinh Montessori lớn lên trở thành những người học và công dân tự tin, nhiệt tình và tự định hướng, có trách nhiệm với cả bản thân và cộng đồng. Họ suy nghĩ chín chắn, làm việc hợp tác, hành động mạnh dạn và chính trực.

Tiến Sĩ Maria Montessori

Sinh ngày 31 tháng 08/ 1870 ở thị trấn Chiaravalle, Ý, bà trưởng thành trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Ông Alessandro, cha bà là một kế toán thuộc biên chế nhà nước, và mẹ bà, bà Renilde Stoppani, là một người phụ nữ có học thức và rất đam mê đọc sách.

Gia đình Montessori chuyển đến Rome vào năm 1875, và những năm tiếp theo thiếu nữ nhà Montessori vào học tại trường công của thành phố. Từ năm 1886 đến 1890 bà tiếp tục theo học tại Regio Instituto Tecnico Leonardo da Vinci, bà theo học ngữ văn Ý, toán học, sử học, địa lý, hình học và vẽ mỹ thuật, vật lý, hóa học, Thực vật học, Động vật học, và học thêm hai ngoại ngữ. Bà đạt thành tích tốt, và rất xuất sắc trong các ngành khoa học và toán học. Từ đó bà có ý định của trở thành một kỹ sư vốn là một nguyện vọng khác thường đối với một người nữ ở vị trí của bà thời điểm ấy. Nhưng, vào thời điểm bà tốt nghiệp năm 1890 ở tuổi 20, với bằng vật lý-toán học, bà lại quyết định theo học ngành y, lúc ấy thậm chí còn là một lựa chọn khó khăn hơn, xét đến những quy tắc văn hóa.

Dù cha mẹ cũng như vị hiệu trưởng không ủng hộ, bà vẫn đăng ký vào học Đại học Rome năm 1890 theo ngành khoa học tự nhiên, và hoàn thành các kỳ thi các môn Thực vật, Động vật, vật lý thực nghiệm, nghiên cứu mô, giải phẫu học, hóa đại cương và hóa hữu cơ, và lấy bằng tốt nghiệp năm 1892.

Cuối cùng, dường như giáo hoàng Leo XIII đã ra mặt giúp đỡ bà. Sự giúp đỡ này và tấm bằng về khoa học tự nhiên đã giúp bà vào Khoa Y năm 1892 và trở thành người phụ nữ đầu tiên vào học trường Y ở Ý. Montessori đấu tranh không chỉ vì giới tính, mà còn vì bà quả thực muốn lĩnh hội ngành học này. Bà đã giành được nhiều học bổng trong trường Y, cùng với khoản tiền kiếm được từ việc làm gia sư, số tiền này đã giúp bà trang trải phần lớn cho việc học ngành y.

Những năm ở trường Y không dễ dàng với bà. Bà gặp phải nhiều sự phân biệt giới tính, cọc ghẹo và quấy nhiễu từ các sinh viên thậm chí cả các giáo sư vì giới tính của mình. Sự hiện diện của bà trong giờ giải phẫu tử thi bị cho là không đứng đắn thời ấy, vì thế người ta yêu cầu bà phải thực hành giải phẫu tử thi một mình sau giờ học. Nhưng Bà là một học sinh tận tụy, và vào ngày 10 tháng 07 năm 1896 bà trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Ý, và với sự xuất sắc này bà nổi tiếng khắp cả nước.

Montessori rất hứng thú muốn áp dụng công trình nghiên cứu và các phương pháp của để giúp trẻ phát triển tinh thần bình thường, và bà được chấp thuận. Tên trường -Casa dei Bambini, hay Ngôi Nhà Trẻ Thơ, được gợi ý cho bà Montessori, và Ngôi Nhà Trẻ Thơ đầu tiên đã mở ra vào ngày 6 tháng 01, năm 1907, thu nhận 50 hay 60 trẻ ở độ tuổi từ hai hoặc ba tuổi đến sáu hoặc bảy tuổi. Một lễ khai giảng nhỏ đã được tổ chức, nhưng không mấy ai kỳ vọng vào dự án.

Montessori thì có cảm nhận khác: “Tôi có một cảm giác lạ lùng khiến tôi phải quyết tâm rằng đây chính là mở đầu của một trọng trách mà sau này thế giới sẽ phải nói về nó. Bà đã đưa vào nhiều hoạt động và các học liệu khác nhau vào môi trường của trẻ và chỉ giữ lại những thứ nào thu hút trẻ. Bà Montessori nhận ra một điều đó là những trẻ được đặt vào môi trường nơi các hoạt động được thiết kế để hỗ trợ quá trình phát triển tự nhiên của mình có năng lực tự giáo dục bản thân. Sau này bà dẫn ra phát hiện này và gọi là phương thức tự -giáo dục.

Năm 1914 bà viết lại, “Tôi không phát minh ra một phương pháp giáo dục, chỉ là tôi đã trao cho trẻ một cơ hội được sống”. Casa dei Bambini (Ngôi Nhà của Trẻ) rất thành công, đến mùa thu 1908 có năm Ngôi Nhà của Trẻ đi vào hoạt động, bốn ở Rome và một ở Milan. Tin tức về phương thức tiếp cận mới của Montessori được lan truyền rộng rãi, và có nhiều khách tham quan tự đến để xem làm thế nào bà lại đạt được thành công như vậy. Chỉ trong một năm phần lãnh thổ Thụy Sĩ nói tiếng Ý bắt đầu chuyển sang hình thức Ngôi Nhà của Trẻ, và tin tức về phương thức tiếp cận về mặt giáo dục này bắt đầu phổ biến.

Lợi Ích Của Việc Học Theo Phương Pháp Montessori

Giúp trẻ yêu thích học tập
Tăng trí tò mò, ham học hỏi
Ý thức về trật tự
Sự tập trung và tổ chức
Tự kỷ luật, tự kiểm soát và đánh giá cao

Trách nhiệm – Hoàn thành nhiệm vụ của bản thân
Kỹ năng xã hội: Giải quyết xung đột, Chu đáo, Ân cần và Lịch sự
Kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy phản biện và giao tiếp
Đặc biệt tăng tính tự lập riêng cho Bé.